Hướng dẫn 5 bước tự kiểm tra vú tại nhà để phòng ngừa ung thư vú
Việc tự kiểm tra vú tại nhà mỗi tháng một lần sẽ giúp bạn kiểm tra được sự bất thường của vú chúng ta có thể sớm phát hiện ung thư sớm phát hiện hoàn toàn
Mỗi năm, tại Việt Nam, khoảng 70% trong số 12.000 ca mắc mới ung thư vú đến bệnh viện trong tình trạng bệnh đã ở giai đoạn muộn vì chủ quan với những triệu chứng của bệnh. Điều đó đã để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh và gia đình họ
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam.
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú, và có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây đau đớn nên bệnh nhân dễ bỏ qua. Bệnh nhân có thể sẽ gặp một số dấu hiệu sau khi khối u đã phát triển:
- Vú bị sưng, biến dạng hay có khối u cứng
- Da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay bị kích ứng
- Vú thay đổi kích thước hoặc hình dạng
- Quầng vú hoặc núm vú thay đổi màu sắc hay có một số thay đổi khác như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy
- Vú tiết dịch, bị đau hay núm vú bị thụt.
Sau đây là cách phát hiện ung thư vú không phải phụ nữ nào cũng biết. Đặc biệt, phụ nữ thuộc đối tượng dễ mắc bệnh ung thư vú lại càng cần học cách kiểm tra tại nhà để có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bước 1: Quan sát qua gương
Bắt đầu bằng cách quan sát vào ngực của mình trong gương với 2 vai để suôn thẳng và hai tay chống trên 2 bên hông.
Sau đây là những gì bạn cần ghi nhận:
Vú có kích thước, hình dạng và màu sắc như thông thường;
Vú có dáng vẻ đồng đều 2 bên, không bị biến dạng hoặc sưng phù.
Kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào về màu sắc hoặc cấu trúc của da ngực, núm vú và quầng vú không.
Sau đó bạn đứng khom người và cũng kiểm tra các bước tương tự, mục đích là để quan sát hình thái của vú ở 2 trạng thái: khi thả lỏng và khi căng các cơ ngực.
Bước 2: Kiểm tra vú khi vận động cơ ngực
Đưa 2 tay sau ra đầu và kiểm tra xem hai ngực có cân đối không?.
So sánh kích thước, hình dạng và độ xệ của hai bên ngực xem có đồng đều không.
Kiểm tra khu vực nách xem có khối u nào nổi lên không
Bước 3: Kiểm tra núm vú
Núm vú cũng có thể biểu hiện một số dấu hiệu về ung thư vú. Bạn có thể quan sát, sờ nắn để kiểm tra
Quan sát núm xem có bị lõm hay sưng nề hoặc bị tụt vào không
Dùng ngón trỏ và ngón giữa của của tay phải nhẹ nhàng xoay núm vú trái và kéo về phía trước. Sau đó bạn thả tay xem núm vú có quay về vị trí cũ không. Đổi tay để kiểm tra tương tự
Bước 4: Kiểm tra vú ở tư thế đứng
Bạn có thể thực hiện thao tác này khi tắm vì khi tắm da ướt sẽ ít ma sát hơn với ngón tay và bạn sẽ dễ dàng kiểm tra hơn.
Cách tiến hành:
Nâng cánh tay đối diện của bên vú cần kiểm tra sau đó sử dụng các ngón tay nhẹ nhàng ấn xuống theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài. Tiếp tục lặp lại với bên vú còn lại
Nên sử dụng 3 đầu ngón tay thường là ngón giữa để cảm nhận u cục hoặc sự bất thường.
Bước 5: Kiểm tra vú ở tư thế nằm
Khi đã đứng để kiểm tra các khối u ở ngực bạn cũng cần kiểm tra ở tư thế nằm. Tư thế nằm giúp cho tuyến vú dàn trải và trở nên mỏng hơn
Ở bước này bạn kiểm tra vú ở tư thế nằm một tay cho ra đằng sau đầu, một tay kiểm tra vú phía bên đối diện và lặp lại các bước như khám vú ở tư thế đứng.
Lưu ý khi kiểm tra vú tại nhà
Tự kiểm tra vú tại nhà bạn nên lưu ý một số điều sau để có kết quả chính xác hơn, Kiểm tra mỗi tháng một lần bằng cách chọn ngày kiểm tra như sau:
- Nếu bạn chưa mãn kinh : Kiểm tra sau vài ngày khi vừa sạch kinh
- Nếu bạn đã mãn kinh: Chỉ cần kiểm tra vú một ngày cố định trong tháng
Nên ghi chép lại để tự theo dõi. Hãy đi khám sớm nếu phát hiện thấy bất thường. Tâm lý kiểm tra không nên quá lo lắng, duy trì nhịp thở khi tự kiểm tra.
Nếu thấy khối bất thường ở vú hãy bình tĩnh và đi khám kiểm tra. Hầu hết các khối u ở ngực là lành tính và như ban đầu chúng tôi có khuyến cáo thì kể cả trong trường hợp có ung thư thì vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Việc tự kiểm vú không là phương pháp chẩn đoán thay thế các phương pháp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng do bác sĩ chỉ định như siêu âm vú, chụp nhũ ảnh, MRI vú
Bài viết liên quan
Bệnh nhân ung thư có nên ăn thịt đỏ ?
16-09-2024Thịt đỏ đã trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của nhiều người. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ thịt đỏ có thể liên quan đến nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Bài viết này sẽ xem xét các nghiên cứu khoa học gần đây để làm rõ mối liên hệ này.
Bệnh nhân ung thư có nên sử dụng thực phẩm đậu nành hay sữa chứa đạm đậu nành ?
16-09-2024Các bằng chứng khoa học hiện nay cho thấy rằng việc tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành có thể mang lại lợi ích bảo vệ đối với một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Isoflavones trong đậu nành, với tác động tương tự estrogen, có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Cuộc sống bn sau điều trị ung thư
10-06-2024Cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị ung thư có thể thay đổi theo nhiều khía cạnh, cả về thể chất, tinh thần và xã hội.
Lợi ích điều trị cá nhân hóa
25-05-2024Điều trị cá nhân hóa mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân: Hiệu quả điều trị cao hơn, Giảm tác dụng phụ, Tăng sự tham gia của bệnh nhân, Cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân
Ung thư không phảI lúc nào cũng là án tử hình
22-05-2024Mặc dù ung thư là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng triển vọng và tỷ lệ sống sót của căn bệnh này đã cải thiện đáng kể qua các năm
Những quan đIểm sai về ung thư làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý ngườI bệnh
22-05-2024Ung thư không phải lúc nào cũng dẫn đến cái chết và việc mắc bệnh này không nên khiến bạn quá bi quan.