Món ăn gợi ý  03-02-2025

Các món ăn dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy

Bệnh nhân đang hóa trị có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc và hệ tiêu hóa nhạy cảm. Dưới đây là các món ăn phù hợp giúp giảm tiêu chảy, bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo sự thoải mái:

1. Cháo trắng nấu với thịt gà băm

  • Nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt gà băm, gừng tươi.
  • Cách làm:
    • Nấu cháo trắng với thịt gà băm nhỏ.
    • Thêm vài lát gừng để giảm co thắt ruột.
  • Lợi ích: Cháo mềm, dễ tiêu hóa, gừng giúp làm dịu dạ dày.

2. Súp bí đỏ

  • Nguyên liệu: Bí đỏ, khoai tây, nước hầm gà, thịt gà hoặc thịt heo xay nhuyễn.
  • Cách làm:
    • Hấp chín bí đỏ và khoai tây, sau đó xay nhuyễn.
    • Thịt gà hoặc thịt heo xay nhuyễn
    • Nấu lại với nước hầm gà hoặc sữa tươi không đường
  • Lợi ích: Bí đỏ dễ tiêu, cung cấp vitamin và giúp bổ sung năng lượng nhẹ nhàng.
Súp bí đỏ

3. Canh củ sen nấu sườn non

  • Nguyên liệu: Củ sen, sườn non, gừng tươi.
  • Cách làm:
    • Hầm sườn non cho mềm, thêm củ sen thái lát và gừng tươi.
    • Nêm nhạt, không dùng gia vị cay nóng.
  • Lợi ích: Củ sen giúp cân bằng tiêu hóa, sườn cung cấp protein.
Canh củ sen nấu sườn non

4. Cháo cà rốt

  • Nguyên liệu: Gạo tẻ, cà rốt, nước hầm xương gà, thịt gà thái nhỏ.
  • Cách làm:
    • Thái nhỏ thịt gà, nấu chung với gạo đến khi nhừ.
    • Sau đó bỏ thêm cà rốt đã được cắt vỏ và thái nhỏ vào hỗn hợp cháo
    • Xay nhuyễn nếu cần, nêm gia vị nhẹ.
  • Lợi ích: Cà rốt chứa pectin, hỗ trợ giảm tiêu chảy.

5. Khoai tây nghiền

  • Nguyên liệu: Khoai tây, nước hầm xương hoặc sữa tươi không đường, chút muối, thịt heo hoặc thịt gà xay.
  • Cách làm:
    • Hấp chín khoai tây, thêm nước hầm xương hoặc sữa tươi và chút muối.
    • Thịt gà hoặc thịt heo đã được nấu chín
    • Bỏ thịt vào hỗn hợp khoai tây nước hầm xương sau đó xây nhuyễn
  • Lợi ích: Khoai tây dễ tiêu, giàu tinh bột và giúp làm dịu đường ruột.

6. Cơm gạo trắng với cá hấp

  • Nguyên liệu: Gạo trắng, cá lóc hoặc cá thu nhỏ, ít gừng.
  • Cách làm:
    • Nấu cơm trắng mềm.
    • Hấp cá với chút gừng, nêm nhạt.
  • Lợi ích: Cá dễ tiêu, cung cấp protein và omega-3.

7. Canh rau củ ( bí đao, cà rốt, khoai tây )

  • Nguyên liệu: Bí đao, cà rốt, khoai tây, nước hầm gà, thịt gà nấu chín cắt nhỏ.
  • Cách làm:
    • Nấu các loại rau củ trên với nước hầm gà.
    • Thịt gà cắt nhỏ, hầm mềm.
    • Không nêm gia vị cay, tránh dầu mỡ.
  • Lợi ích: Canh rau củ bổ sung chất điện giải và vitamin.

8. Sữa chua hoặc nước uống lên men ( tùy tình trạng tiêu hóa )

  • Nguyên liệu: Sữa chua, yakult, váng sữa.
  • Cách làm:
    • Ăn sữa chua sau bữa ăn chính để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Lưu ý: Chỉ sử dụng nếu không có tình trạng không dung nạp lactose.
  • Lợi ích: Giúp khôi phục hệ vi khuẩn đường ruột.

9. Trà gạo lứt

  • Nguyên liệu: Gạo lứt, nước lọc.
  • Cách làm:
    • Rang gạo lứt đến thơm, nấu với nước, lọc lấy trà uống ấm.
  • Lợi ích: Gạo lứt giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ cân bằng tiêu hóa.
Trà gạo lứt tốt cho người bị tiêu chảy

10. Trứng chưng cách thủy

  • Nguyên liệu: Trứng gà, nước lọc, chút muối.
  • Cách làm:
    • Đánh đều trứng với nước và chút muối, hấp cách thủy.
  • Lợi ích: Trứng giàu protein, dễ tiêu hóa và nhẹ nhàng với đường ruột.

Lưu ý quan trọng:

  • Tránh thực phẩm: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng, các loại đậu và rau sống ( khó tiêu hóa ).
  • Uống đủ nước: Uống nước lọc, nước điện giải hoặc oresol để bù nước.
  • Chế độ ăn nhạt: Hạn chế gia vị mạnh, ưu tiên thức ăn nấu mềm và dễ tiêu.
  • Theo dõi tình trạng: Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần báo bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn hoặc dùng thuốc phù hợp.

Bài viết liên quan